Đền tưởng niệm Bến Nọc đã được Đảng bộ, chính quyền thành phố Thủ Đức xây dựng và khánh thành năm 2009, để bày tỏ lòng thành kính và tri ân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ cha anh, các anh hùng-liệt sĩ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đặc biệt, Đền còn là nơi thể hiện lòng thành kính với hơn 700 vong linh đồng bào, chiến sĩ cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại tại Bót dây thép trong những năm 1946 – 1947.
CÂU CHUYỆN QUA NHỮNG BỨC PHÙ ĐIÊU

Trước năm 1945, Bót dây thép có tên gọi là “Nhà dây thép”. Công trình này do hai người Pháp là Hermall và Stéru thiết kế để làm trạm phát và thu nhận tin tức của người Pháp, nơi gửi tin đi và nhận tin đến từ các nơi, kể cả tin từ bên Pháp sang.
Ban đầu, Nhà dây thép được xây dựng theo lối kiến trúc dạng nhà sàn để tránh thú dữ, xung quanh có nhiều cửa sổ trổ ra bốn hướng; dưới tầng trệt chỉ là những cột bê tông cốt thép, không có vách tường, chỉ có cầu thang gỗ để đi lên lầu. Tháng 3 năm 1945, phát xít Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp ở Ðông Dương, Nhà Dây Thép bị quân Nhật chiếm giữ. Sau đó không lâu, phát xít Nhật bị đánh bại, thực dân Pháp quay trở lại và Nhà dây thép lại thuộc về tay người Pháp.
Cuối năm 1945, một Đại đội lính Lê dương do tên Trung úy Pirolet chỉ huy về chiếm đóng xã Tăng Nhơn Phú và đóng quân tại Nhà dây thép. Sau khi đóng quân tại đây, Pirolet đã cho cải tạo lại Nhà dây thép, biến nơi đây thành “Bót” nên gọi là “Bót dây thép”.




Chỉ trong vòng 02 năm, từ đầu năm 1946 đến cuối năm 1947, đã có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội bị giặc Pháp bắt về Bót dây thép. Trước khi bị tống giam xuống dưới hầm, các tù nhân đã bị giặc Pháp đánh đập, tra tấn hết sức dã man bằng đủ mọi cực hình tàn độc nhất như: Trói quặt tay, chân tù nhân ra phía sau rồi treo ngược lên xà nhà; ở dưới, giặc chất củi, chất rơm, rạ để đốt; hoặc trói tù nhân nằm ngửa rồi đổ nước xà bông vào miệng cho đến khi bụng của người đó trương phình lên. Sau đó bọn lính thay nhau giẫm đạp lên bụng của họ cho nước trào ra; hoặc dùng những cây dùi sắt nung đỏ, sau đó đâm vào da thịt người tù khiến cho da thịt của họ… Man rợ hơn, chúng còn mổ bụng, moi gan, cắt tai của những người tù bị chặt đầu rồi bắt những người chưa bị giết phải ăn cho chúng xem.
Sau khi tra tấn dã man các tù nhân, bọn giặc tống giam họ xuống hầm sâu.
Mỗi khi cần đưa tù nhân từ dưới hầm lên để tra tấn, xét hỏi bọn lính phải dùng một sợi dây thừng thắt thòng lọng ở một đầu rồi thả xuống, tròng vào cổ tù nhân để chúng kéo lên. Nhiều người trước khi bị tống giam xuống hầm đã bị đánh đập, tra tấn dã man và sau đó bị bỏ đói nhiều ngày nên kiệt sức, có khi bị kéo lên chưa khỏi miệng hầm thì đã chết. Những người may mắn chưa chết thì ngay lập tức bị địch tiếp tục tra tấn dã man.


Sau trận này, để trả thù cho tên “Tây có râu” bị ta chặt đầu, ngay ngày hôm sau, tên Trung úy Pirolet cho lính kéo toàn bộ tù nhân ở dưới hầm lên. Rồi lệnh cho lính lấy một sợi dây kẽm gai dài, xỏ xuyên qua lòng bàn tay tất cả 24 người lại với nhau và kéo tất cả họ đến bãi đất trống trước rừng Chồi trước cạnh Đình Phong Phú. Đến nơi, hắn bắt tất cả tù nhân quỳ xuống rồi ra lệnh cho lính xả súng bắn chết một lượt

Sau khi sát hại dã man đồng bào, chiến sĩ cách mạng ở Bót dây thép, thực dân Pháp đã cho ném xác họ xuống dạ cầu Bến Nọc.

CẢNH QUAN BÊN NGOÀI ĐỀN TƯỞNG NIỆM BẾN NỌC
Tượng đài các Bà mẹ ôm xác con

Văn bia (Ghi lại một trang sử bi hùng của quê hương Thủ Đức gắn liền với nỗi đau về Bót dây thép)

Năm 1976, Đảng bộ, chính quyền Huyện Thủ Đức lập Bia Căm thù để sự kiện lịch sử “Địa ngục trần gian thời Pháp thuộc Bót dây thép” trong những năm 1946 – 1947: Thực dân Pháp đã sát hại dã man trên 700 đồng bào, chiến sĩ ta rồi ném xác xuống dạ cầu Bến Nọc. Tội ác này mãi được khắc ghi. Tháng 3 năm 1946, dân quân du kích địa phương đã đánh chìm hai ghe giặc Pháp, tiêu diệt 15 tên địch để trả thù cho đồng bào ta”.


